Ngày 29/6, chương trình Hội thảo - tọa đàm - triễn lãm “Chuyển đổi số trong nông nghiệp” do Làng Sáng chế và doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo Techfesst quốc gia 2022 phối hợp với Viện Ứng dụng công nghệ số Viet Lotus được tổ chức tại Không gian làm việc chung Viet Lotus Corporation.
Đến tham dự sự kiện có ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN, ông Bùi Văn Quyền - Phó Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam; ông Phạm Tấn Kiên - Phó Chánh văn phòng Sở NN&PTNT TP.HCM; bà Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang; ông Nguyễn Đức Nhân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số Viet Lotus; ông Lê Văn Cửa – Phó Trưởng Ban Quản ly Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh; bà Đặng Mỹ Châu - Phó tổng Giám đốc VLC, Đại diện đơn vị đồng tổ chức chương trình; bà Lê Thị Thanh Tâm – Phụ trách đào tạo hội thảo trung tâm SHTT và CGCN IPTC ĐHQG TPHCM - Đồng trưởng làng, Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo, Trưởng ban tổ chức...
Ông Nguyễn Mạnh Cường phát biểu tại hội thảo
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số Viet Lotus thông tin, trong bối cảnh dân số thế giới liên tục tăng trưởng, dự báo đến năm 20250 thế giới sẽ có 9,5 tỷ dân, trong đó có tới 50% dân số sống ở khu vực đô thị. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản, thực phẩm ngày càng cao. Đó còn là nhu cầu về mức độ minh bạch, độ tinh khiết và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thương mại sản phẩm diễn ra trên quy mô toàn cầu dẫn đến những vướng mắc về quy định giữa các quốc gia.
TS Nguyễn Đức Nhân trình bày tham luận tại hội thảo
Trước những vấn đề trên, sản xuất nông nghiệp đang hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất hàng hóa nông nghiệp sử dụng những công nghệ cao, ít có tác động với môi trường. Tuy nhiên, điều này cũng phải đi kèm với nhiều thách thức. Điển hình là năng suất nông nghiệp vẫn còn tương đối thấp, tình trạng sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ còn phổ biến. Song, sau đại dịch COVID-19, nền nông nghiệp Việt Nam đã và đang cơ hội để chuyển mình nhờ chuyển đổi số khi công nghệ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn trong chuỗi giá trị.
Theo đó, phát triển nông nghiệp số là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới; Việt Nam cần thiết phải chuyển đổi số trong nông nghiệp do nhiều lợi ích mà nông nghiệp số mang lại, như tạo ra sự liên tục trong sản xuất - kinh doanh, tăng năng suất và chất lượng, tiết kiệm nguồn lực, giảm chi phí, tăng hiệu lực, hiệu quả của giám sát, tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới, tạo ra nhiều cơ hội cho người tiêu dùng lựa chọn…
Tin mới
- Đồng Tháp: Triển khai thực hiện Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh - 21/10/2022 03:33
- Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long - 20/10/2022 04:12
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Ông Phạm Quang Nhật được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở KH&CN. - 07/10/2022 04:16