Chương trình này đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đến năm đến năm 2025, hình thành và phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) với 80 tổ chức trung gian và 3 mạng lưới các tổ chức trung gian chuyên sâu cho 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Và đến năm 2030, Chương trình đặt mục tiêu, giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN hàng năm tăng mạnh, bình quân đạt 30%, trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tỉ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỉ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%. Tỉ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.
Phát triển tổ chức trung gian của thị trường KH&CN: Trên 240 tổ chức trung gian và 6 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho 6 ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường. Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường KH&CN, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và toàn cầu.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Theo đó, để đạt được những mục tiêu nói trên, Chương trình đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như: Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN; thúc đẩy phát triển nguồn cầu của thị trường KH&CN, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung của thị trường KH&CN; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN; tăng cường hoạt động xúc tiến thị trường KH&CN.
Cụ thể, Chương trình sẽ tập trung nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả chuyên gia KH&CN là người nước ngoài và chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường KH&CN của Việt Nam; Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường KH&CN; cơ chế liên thông thị trường KH&CN với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động; cơ chế đẩy mạnh hợp tác viện, trường - doanh nghiệp; chính sách thương mại hoá, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nguồn cầu của thị trường KH&CN, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, các đơn vị liên quan phải điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, năng lực giải mã, hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cầu công nghệ và xuất bản báo cáo phân tích nhu cầu công nghệ của một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp thành lập tổ chức KH&CN, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp; Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đánh giá, định giá, thẩm định giá công nghệ; tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận, thử nghiệm công nghệ; khai thác, phát triển tài sản trí tuệ…
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá mà Chương trình phát triển thị trường KH&CN quốc gia đến năm 2030 đề ra là phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; xây dựng cổng thông tin quốc gia, cơ sở dữ liệu và nền tảng kỹ thuật tích hợp dùng chung về thị trường khoa học và công nghệ. Từng bước liên thông, tích hợp với các nền tảng kỹ thuật về thị trường khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế.
Cùng với đó là đầu tư, phát triển sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và một số sàn giao dịch công nghệ cấp vùng và chuyên ngành có vai trò đầu mối mạng lưới, hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức trung gian khác thực hiện các dịch vụ tư vấn, môi giới về thị trường KH&CN….
Bên cạnh đó, Chương trình nhấn mạnh đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, truyền thông và hội nhập quốc tế về thị trường khoa học và công nghệ. Trong đó cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức trung gian và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thị trường khoa học và công nghệ. Xây dựng Đề án thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hoá, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước vào sản xuất, kinh doanh trình Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu phát triển thị trường khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển thị trường KH&CN; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về thị trường KH&CN, kết nối thị trường KH&CN Việt Nam với thị trường KH&CN quốc tế.
Tin mới
- Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (Vifotec) lần thứ 27 - 28/10/2022 02:21
- Lễ Ký kết hợp tác các chương trình đào tạo, trao đổi nghề nghiệp về kỹ thuật, công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô năm 2022 - 11/07/2022 03:11
- Thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ trong trường đại học - 24/06/2022 02:05