Advantech gỡ vướng cho doanh nghiệp da giày và may mặc Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá

Mặc dù da giày và may mặc là hai ngành chủ lực giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thế nhưng, các doanh nghiệp Việt hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Advantech Việt Nam, thuộc Tập đoàn Advantech (Đài Loan) cùng các đối tác gồm Tập đoàn Công nghệ Intel, Arcstone, Vũ Long, Next Robotics/FPT, Spingence đã tổ chức buổi Hội thảo “Tăng tốc Chuyển đổi số ngành sản xuất Da giày & May mặc với Giải pháp WISE-iFactory” nhằm cung cấp các thông tin, giải quyết vướng mắc giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với quá trình đổi mới sáng tạo, hội nhập với xu hướng toàn cầu.

Doanh nghiệp da giày, may mặc Việt Nam chưa sẵn sàng cho chuyển đổi số

Hội thảo diễn ra ngày 17/11/2022 tại khách sạn New World Sài Gòn với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp ngành da giày và may mặc trong nước.

Ông Ngô Việt Hải – Phó Tổng Giám đốc, Advantech Việt Nam cho biết, ở Việt Nam, việc chuyển đổi số đặc biệt trong ngành da giày và may mặc vẫn còn chậm hơn so với các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu da giày, có cơ hội rất lớn về việc bứt phá lên vị trí dẫn đầu tại thị trường thế giới. Nhưng hiện chúng ta còn đối mặt với rất nhiều thách thức có thể kể đến như: quản lý nhân công, quy trình sản xuất, nhận thức từ lãnh đạo về chiến lược chuyển đổi số,… khiến cho hoạt động chuyển đổi số còn nhiều hạn chế.

Thời gian vừa qua khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy trầm trọng được xem như là thách thức, cũng là động lực thúc đẩy nhu cầu ứng dụng các công nghệ để doanh nghiệp phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp qua đó đã có một bài học sâu sắc về việc nâng cao khả năng thích ứng trong bối cảnh không thuận lợi, từ đó nhận thức được sự cấp bách của công cuộc số hoá quy trình vận hành sản xuất.

Ông Ngô Việt Hải – Phó Tổng Giám đốc, Advantech Việt Nam chia sẻ về giải pháp tổng thể Advantech WISE-iFactory giúp thúc đẩy sản xuất thông minh.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, để tháo gỡ rào cản trước hết doanh nghiệp phải chủ động thay đổi. Đầu tiên là doanh nghiệp phải quyết tâm thay đổi về tư duy và về cách thức. Tiếp đó là doanh nghiệp phải thay đổi mô hình hoạt động, hình thái, khi đó, việc áp dụng các giải pháp, các nền tảng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình số hóa.

Trong một báo cáo của tổ chức tư vấn và nghiên cứu công nghệ – Gartner về việc chuyển đổi số của doanh nghiệp sau đại dịch, hơn 85% các nhà lãnh đạo tin rằng giải pháp sản xuất thông minh là cần thiết đối với doanh nghiệp và hơn 90% các nhà lãnh đạo tin rằng quản lý hiệu quả các hoạt động về sản xuất sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Một nền tảng cho phép tích hợp tất cả các dữ liệu, có thể kết nối hạ tầng vật lý với hệ thống thông tin qua việc số hóa và có khả năng mở rộng linh hoạt sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với sự biến động trong thời gian tới.

Các sản phẩm, thiết bị giúp tăng năng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp được trưng bày tại buổi hội thảo.

Thúc đẩy chuyển đổi số dựa trên nền tảng nhà máy thông minh Advantech WISE-iFactory

Thấu hiểu được nhu cầu của thị trường, để nâng cấp sản xuất thông minh, nền tảng WISE-iFactory của Advantech đã được ra đời từ đó giúp các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, giữ vững thị phần ở thị trường nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là bắt kịp với xu thế tiêu dùng xanh và bền vững trong ngành.

Nền tảng WISE-iFactory hoàn toàn không đòi hỏi người dùng phải có độ hiểu biết về công nghệ thông tin ở mức sâu, vì vậy các doanh nghiệp rất dễ dàng tiếp cận và làm chủ các giải pháp. Ngoài ra, thế mạnh khác của nền tảng là cũng cho phép tích hợp đa dạng các nguồn dữ diệu, vì vậy các đối tác khác nhau có thể tham gia và phát triển trên chính nền tảng, đồng thời tiếp tục kế thừa và làm chủ để tiếp tục mở rộng những ứng dụng trong hành trình chuyển đổi số kế tiếp của doanh nghiệp.

Các đại biểu, chuyên gia tham gia tọa đàm giải đáp thắc mắc, gợi ý các định hướng phát triển cho các doanh nghiệp.

Nói về các đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số, ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, Tập đoàn Advantech đã có hơn 40 năm hoạt động và cá nhân ông đã có hơn 20 năm tiếp cận với công ty, do đó không khó để nhìn thấy kinh nghiệm, uy tín cũng như sự chuyên nghiệp của Advantech.

Tôi đánh giá cao về những người sáng lập ra Advantech, họ đều là những nhà nghiên cứu rất kỳ cựu tập hợp từ tất cả các Tập đoàn công nghệ lớn trên toàn cầu. Advantech cũng là Tập đoàn tiên phong trong rất nhiều lĩnh vực, ví dụ như lĩnh vực máy tính công nghiệp. Họ đã chuyển đổi số rất sớm do đó họ đã có bề dày kinh nghiệm về vấn đề này, vì vậy mà tôi cho rằng những giải pháp mà Advantech hướng tới cho người dùng Việt Nam sẽ có tính ổn định, tin cậy và sẽ dễ triển khai”, ông Cường khẳng định.

Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao về uy tín của Tập đoàn Advantech.

Tập đoàn Advantech (Đài Loan) là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới trong ngành máy tính công nghiệp, chuyển đổi số và cung cấp các giải pháp thông minh kết nối vạn vật (IoT) với mục tiêu “Kiến tạo một Hành tinh thông minh”.