Năm 2014, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa do KS. Nguyễn Mạnh Thắng dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo tủ ấm nuôi cấy vi sinh sử dụng trong các phòng lab, các nhà máy sản xuất vắc xin”.
Trong môi trường có rất nhiều loại vi sinh vật đã và đang sinh sôi nảy nở mà mắt thường không thể nhìn thấy. Con người thường lợi dụng những mặt có lợi của vi sinh vật cho nhiều hoạt động như ủ lên men để nấu rượu, làm giấm, bánh mì… Trước đây, người ta thường nuôi cấy vi sinh vật trong lọ hoặc hũ để chúng tự phát triển. Nếu làm như vậy thì không thể phân biệt được chủng nào có lợi và chủng nào có hại, nên khi đem chúng ra sử dụng rất nguy hiểm và tốn nhiều thời gian. Chính vì thế, tủ ấm nuôi cấy vi sinh đã ra đời để giúp con người nuôi cấy, bảo quản những vi sinh vật có lợi.
Tại Việt Nam, cũng có một số cơ sở nghiên cứu, thiết kế tủ ấm nuôi cấy vi sinh như tủ ấm lắc của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tuy nhiên, tủ ấm lắc này mới chỉ được dùng để thử nghiệm ở một số cơ sở chứ chưa thành thương phẩm. Tủ ấm nuôi cấy vi sinh đang được sử dụng tại các cơ sở vi sinh của Việt Nam chủ yếu là thiết bị nhập ngoại với giá thành rất đắt. Các tủ xuất xứ châu Âu có giá khoảng 50-200 triệu đồng. Tủ xuất xứ châu Á rẻ hơn cũng khoảng 40 triệu đồng. Mỗi khi tủ bị hỏng, việc tìm kiếm nơi sửa chữa cũng là vấn đề nan giải của người sử dụng. Do vậy, việc nắm vững công nghệ và chế tạo thành công tủ ấm nuôi cấy vi sinh đang là yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện.
Đề tài đã chế tạo được 1 tủ ấm nuôi cấy vi sinh sử dụng trong các phòng thí nghiệm, các nhà sản xuất vắc xin với các chức năng với thông số kỹ thuật như sau:
- Dải nhiệt độ từ 5-65oC
- Độ chính xác nhiệt độ điều khiển: ± 1oC
- Độ chính xác nhiệt độ đồng đều: ± 0,9oC
- Dung tích buồng: 6x6x6 = 216 lít
- Vật liệu chất tạo vỏ bên ngoài: thép không gỉ (INOX304)
- Cảnh báo: còi, đèn khi nhiệt độ ở ngoài ngưỡng đặt
- HM1 đặt và theo dõi nhiệt độ ở mặt ngoài tủ, hiển thị LCD.
- Điện áp cấp: 220VAC/50Hz.
Theo nhóm nghiên cứu, sản phẩm này đã được đưa đi thử nghiệm thực tế để đánh giá tính ổn định và độ chính xác của thiết bị. So với một số thiết bị khác cùng loại, cùng công suất có trên thị trường, tủ có một số cải tiến sau:
- Thiết kế có tham khảo ý kiến của người sử dụng nên tạo ra sản phẩm phù hợp hơn với yêu cầu sử dụng đặc thù ở Việt Nam.
- Độ an toàn cho sinh phẩm cao vì có hai hệ thống thông gió, ổn nhiệt hoạt động song song. Khi một hệ thống bị lỗi, hệ thống còn lại vẫn có thể duy trì. Ở những nơi điện lưới không ổn định, tù vẫn có thể vận hành với các nguồn năng lượng tái tạo như pin mặt trời hay ắc quy.
- Đây là cơ sở để thiết kế các công ten nơ dùng cho sản xuất vắc xin.
Với mong muốn tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao, giảm chi phí, tiết kiệm nguồn ngoại tệ cho đất nước, nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến nghị Bộ Công thương tạo điều kiện cho triển khai nghiên cứu sâu hơn để đưa sản phẩm của đề tài vào ứng dụng dưới dạng Dự án sản xuất thử nghiệm.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10993/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Tin mới
- Hội nghị “Hợp tác Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lần IV-Năm 2016” - 26/12/2016 09:08
- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 Khánh thành Khu văn phòng và Phòng thí nghiệm lớn nhất tại Việt Nam - 20/10/2016 03:23
- Lễ kỷ niệm 12 năm thành lập Phòng thí nghiệm công nghệ cao NANO (LNT) và khánh thành tòa nhà PTN Pin nhiên liệu - 26/09/2016 01:55
Các tin khác
- Điều khiển và ghi nhận dữ liệu hệ quan trắc phóng xạ thông qua mạng Internet - 18/08/2016 03:48
- GS. Kurt Wüthrich – Khơi nguồn đam mê khoa học cho thế hệ trẻ Việt - 08/07/2016 07:45
- Nghiên cứu phát triển chế tạo vi hệ thống điện hóa trên cơ sở vật liệu cấu trúc nano ứng dụng trong y sinh - 23/06/2016 02:13