Việc ứng dụng công nghệ để xây dựng thành phố thông minh, đô thị thông minh (TPTM/ĐTTM) sẽ góp phần phục vụ cuộc sống người dân ngày một tốt hơn và tạo ra cộng đồng cởi mở, thân thiện.
Để thực hiện tốt, hiệu quả hơn các mục tiêu này, ông Dilipkumar Khandelwal, chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng TPTM/ĐTTM, Giám đốc khối giải pháp đám mây lai cho DN HPE Khối các thị trường tăng trưởng cho rằng, đây là việc làm quan trọng, xu hướng, tiêu chí đánh giá cho một quốc gia, đất nước để phát triển.
Cần sự tham gia các công ty khởi nghiệp
Do đó, việc xây dựng TPTM/ĐTTM của tương lai ngoài yếu tố công nghệ số căn bản, hiện đại phải đồng hành ưu tiên lấy con người, môi trường làm trung tâm khi xây dựng, bởi nếu thiếu, không ưu tiên làm trọng tâm, trọng điểm, nhất quán điều này - nghĩa là chúng ta không tạo ra niềm tin, sự minh bạch trong phương thức xây dựng, hình thành, thành công trong môi trường đáng sống mới của con người.
"Chúng ta chỉ có thể đi xa được nếu như mọi người dân địa phương, các nhà lãnh đạo chính trị cùng nhau cam kết, đồng lòng, quyết tâm thực hiện, cho dù đó là các dự án mang những tham vọng của nhiều năm, nhiều giai đoạn trong tương lai đang hướng đến đạt được", ông Dilipkumar Khandelwal nhấn mạnh.
Giải pháp triển khai TPTM/ĐTTM, theo ông Dilipkumar Khandelwal cần các giải pháp công nghệ, nền tảng IoT. Nhờ có công nghệ, nền tảng IoT, cho phép chúng ta triển khai các lớp tạo ra dữ liệu thông tin theo thời gian thực, có sở cứ.
Cùng với đó, IoT được coi là "hạt nhân", "nhân tố", "chìa khoá" để tạo ra nguồn thông tin dữ liệu đa dạng đáng tin cậy, giúp các ĐTTM/TPTM kiểm soát hiệu quả các nguồn dữ liệu một cách tự động trong các tình huống phát sinh khác nhau.
Cũng để muốn khai thác nguồn dữ liệu cho các hoạt động, vận hành ĐTTM cần sử dụng, ứng dụng các công nghệ: Trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), ngoại biên mạng, điện toán đám mây (cloud), Tự động hóa quy trình robot (RPA), thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)… đồng thời, cũng cần các giải pháp truyền thông, viễn thông, hạ tầng số.
Đặc biệt, cần xây dựng các cơ chế tổng thể, tránh manh mún khi xây dựng, xử lý dữ liệu đồng bộ, phải hướng đến việc kết nối thông qua một nền tảng tập trung, trung tâm và cần có quan điểm dài hạn để quản lý các hệ thống và có hạ tầng tích hợp trong hệ thống tập trung.
Ưu điểm của mô hình nền tảng tập trung, trung tâm sẽ cho phép chúng ta có dữ liệu, thông tin có kiểm chứng, kiểm soát và giúp phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định nhanh, sáng suốt để cảnh báo các sự cố, phòng, tránh, khắp phục sự cố.
"Việc khuyến khích các công ty khởi nghiệp nhằm liên kết, hợp tác mạnh mẽ cùng chính phủ để tạo ra các nền tảng hợp nhất, toàn diện có khả năng bảo mật, an toàn vững chắc và việc đảm bảo hạ tầng kết nối liên thông, đảm bảo tuân thủ các quy định cơ quan chính phủ… rất quan trọng giúp xây dựng, vận hành ĐTTM hiệu quả", ông Dilipkumar Khandelwal nhấn mạnh.
Xây dựng ĐTTM/TPTM cần đảm bảo có những hạ tầng thông minh
Như thêm bổ sung cho quan điểm của ông ông Dilipkumar Khandelwal, cũng với tư các là một chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về công nghệ trong việc xây dựng, vận hành ĐTTM/ĐTTM, ông Alexey Navolokin, Giám đốc kinh doanh, AMD khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản nhấn mạnh, việc xây dựng một thế giới, xã hội sống thông minh cần phải có những hạ tầng thông minh.
Hạ tầng thông minh trong các ĐTTM/TPTM giúp đảm bảo nhanh việc phát triển nền y tế số thông minh và an toàn an ninh mạng thông minh.
"Hạ tầng thông minh luôn là xương sống của một thành phố, mọi đô thị và khi được xử dụng để thông minh cần áp dụng công nghệ để cải tiến các hạ tầng hiện đại trong các tòa nhà thông minh, quản lý giao thông ĐTTM…", ông Alexey Navolokin nêu quan điểm.
Để có nền y tế thông minh, cần các công nghệ thông minh để giảm các áp lực y tế. Thông qua các thiết bị công nghệ thông minh giúp: Bác sĩ chuẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả; chuyển từ các trung tâm y tế thành các mô hình y tế dự phòng dựa trên cộng đồng, hỗ trợ bởi các công nghệ phân tích.
An toàn, an ninh mạng thông minh sử dụng các công nghệ: Sinh trác học, nhận diện khuôn mặt, vân tay… không chỉ giúp cư dân sinh sống tăng trải nghiệm mà còn giúp các cơ quan thực thi pháp luật xác định được các xu thế, phát hiện các tình trạng, nhận dạng tội phạm.
Đặc biệt, trong quá trình xây dựng, vận hành các ĐTTM cần tập trung phát triển, sử dụng các ứng dụng công nghệ mới để người dân có thể báo cáo với cơ quan chức năng về các vụ phạm tội theo thời gian thực để ngăn ngừa.
"Khi sử dụng các giải pháp an toàn, an ninh thông minh sẽ giúp giảm số vụ phạm tội đạt 70%", ông Alexey Navolokin trích dẫn từ báo cáo do Liên minh đô thị thế giới công bố.
Cũng theo ông Alexey Navolokin, khi xây dựng ĐTTM cần đầu tư phát triển nguồn năng lượng thông minh (năng lượng xanh, sạch), điều này lâu, dài đảm bảo phục vụ, bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người.
Ông Alexey Navolokin cũng nhấn mạnh đến kết quả nghiên cứu từ báo cáo nghiên cứu của Liên minh đô thị thế giới về việc dự báo khi sử dụng công nghệ trong việc phát triển nguồn năng lượng thông minh sẽ giúp giảm lượng rác thải (90%) trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2050.
"Hiện nay, các công nghệ do AMD nghiên cứu, ra đời đã cung cấp, hỗ trợ, triển khai hiệu quả nhiều dự án xây dựng ĐTTM/TPTM, đó là các công nghệ: Phụ vụ hệ thống thông minh thích ứng; chơi game, mô phỏng và hình ảnh hoá; thiết bị phục vụ khách hàng thông minh; trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích theo dõi, thống kê (analytics); cơ sở hạ tầng 5G; hệ thống quản lý thông tin liên lạc (comms)…", ông Alexey Navolokin cho biết.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cấp các giải pháp công nghệ, AMD còn là đơn vị đầu mối kết nối các ý tưởng về trí tuệ, đổi mới - điều này, giúp các nhà cung cấp giải pháp xây dựng các sản phẩm mới dựa trên thế mạnh phân tích các nguồn dữ liệu được thu thập.
Đồng thời, AMD còn tập trung giúp các ĐTTM sử dụng, kết nối, vận hành các tài nguyên trên mô hình điện toán đám mây và hệ thống siêu máy tính (CPU) . Đặc biệt, sử dụng công nghệ thứ ba "Zen 3" đồng bộ, tích hợp hỗ trợ bộ CHIP vi xử lý hỗ trợ cho các hệ thống CPU đảm bảo chạy nhiều ứng dụng một lúc, luôn tăng hiệu suất khi sử dụng.
"CPU có chức năng hỗ trợ các dự án phát triển ĐTTM/TPTM; giúp các trung tâm nghiên cứu, các lĩnh vực mới phục vụ tốt hơn cuộc sống, nhu cầu của con người…", ông Alexey Navolokin nhấn mạnh.
Cũng theo ông Alexey Navolokin, điều quan trọng nữa khi xây dựng, phát triển, vận hành các ĐTTM/TPTM là cần phải sử dụng hệ thống camera thông minh thế hệ cao đảm bảo: Có mật độ kênh & thông lượng cao; không thay đổi mã khi chuyển sang dạng điện toán thích ứng, hiệu suất lớn (AMD-Xilinx); có khả năng mở rộng hình ảnh, dữ liệu trong môi trường điện toán đám mây…
Cụ thể, sản phẩm camera của AMD được ứng dụng hiệu quả đối với các dự án ĐTTM tại Singapore, tập trung vào các lĩnh vực: Quản lý đỗ xe; phân luồng giao thông; giám sát tòa nhà; an toàn lao động…
Đặc biệt, camera của AMD không dừng lại ở việc chỉ xử lý các dữ liệu trên hệ thống đám mây mà rộng hơn còn được tối ưu dữ liệu xử trên biên mạng (Network Edge). "Nhờ ưu điểm này, sản phẩm góp phần nâng cao hiệu suất hệ thống và giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành các ĐTTM/TPTM", ông Alexey Navolokin nhấn mạnh.
Theo: ictvietnam
Tin mới
Các tin khác
- Thực trạng nguồn nhân lực sở hữu trí tuệ tại các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam - 18/04/2022 02:02
- Đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực số cho Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - 12/04/2022 07:26
- TPHCM: Kinh tế số (KTS) - Triển vọng và định hướng phát triển trên địa bàn thành phố - 26/03/2022 07:42