Dự án Việt – Đức TAKIZ: Xử lý nước thải ở các khu công nghiệp bằng công nghệ hiện đại

Hiện Việt Nam có khoảng trên 290 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động. Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển kinh tế mà các KCN, khu chế xuất mang lại là những thách thức về môi trường. Đó là phần lớn các KCN chưa có giải pháp xử lý nước thải hoạt động bền vững, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.

Với Tổng kinh phí hơn 10 triệu EUR, “Giải pháp tổng hợp xử lý nước thải cho các khu công ngiệp (AKIZ) là dự án trong chương trình hợp tác theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức, được thực hiện tại KCN Trà Nóc (Cần Thơ)đã thành công trong việc khử độc tố của nước thải bị ô nhiễm nặng, thu hồi năng lượng hay quan trắc nước thải tự động.

Ông Nguyễn Văn Long – Điều phối viên Dự án cho biết, Dự án được thực hiện từ năm 2010 với 6 tiểu dự án thành phần gồm: điều phối dự án nghiên cứu chung và phát triển chiến lược quản lý tổng hợp; thải loại chất độc bằng phương pháp hóa – lý; xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi năng lượng; thu hồi các chất có giá trị bằng công nghệ màng lọc; giải pháp quan trắc môi trường và phát triển vận hành phòng thí nghiệm đặt trong container; giải pháp quản lý bùn thải. Qua đó, Hệ thống khử độc trong nước thái bằng các phương pháp như kỹ thuật tách, kết tủa, keo tụ, hấp phụ bằng than hoạt tính, xử lý sinh học,… được đặt tại Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Cần Thơ(CPC). Trước đây, CPC đã đầu tư lò đốt rác thải độc hại theo công nghệ cũ nên  hiệnkhông còn đáp ứng các chỉ tiêu môi trường theo quy chuẩn mới của Nhà nước.Với việc tham gia dự án, CPC đã giải quyết được vấn đề xử lý chất thải tại một cách triệt để theo công nghệ tiên tiến của Đứcbằng việc xây dựng một lò đốt rác thải độc hại. Một hệ thống thu hồi năng lượng được đặt tại Công ty Thủy sản Phương Nambằng phương pháp xử lý kỵ khí nhằm tạo ra khí sinh học (biogas) có thể sử dụng làm năng lượng tái phục vụ sản xuất hoặc thu hồi protein. Nhờ thiết bị này, giúp quy trình sản xuất của Công ty thân thiện với môi trường hơn, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế.Ngoài ra, trạm quan trắc nước thải bằng thiết bị di động (Mobilab) được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại KCN Trà Nóc đã quan trắc thành công nước thải công nghiệp, nước bề mặt, nhà máy xử lý nước thải. Từ đó, đưa ra các giải pháp kịp thời, phù hợp trong việc xử lý nước thải bị ô nhiễm.

Tiếp nối thành công của Dự án AKIZ, một dự án mới “Chuyển giao giải pháp xử lý nước thải tại các KCN ở các nước kém phát triển trong điều kiện nhiệt đới, qua thực tế tại Việt Nam (TAKIZ)” bắt đầu được thực hiện từ cuối năm 2016. Trong khuôn khổ Dự án này, chương trình đo giám sát của Mobilab sẽ được tiến hành tại các KCN trên cả nước.

Ông Trần Thiện Nhân – Chuyên viên Dự án TAKIZ cho biết, Mobilab kết hợp giữa phân tích trực tuyến và phòng thí nghiệm công – ten – nơ, hiện có thể vận chuyển như thùng xe hoặc kéo bởi xe tải, được vận hành tại điểm phân tích. Mobilab thu mẫu tự động và cho kết quả nhanh chóng (3 – 5 phút), truyền dữ liệu trực tuyến, có camera theo dõi cùng máy phát điện. Thiết bị có thể đo các thông số như tổng cacbon hữu cơ (TOC), tổng ni tơ liên kết (TNb), nhu cầu oxy hóa học (COD), độ độc, NH4-N, pH, độ dẫn điện, dữ liệu thời tiết…

Ông Nguyễn Trung Dũng, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết, MobiLab được chuyển giao cho Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên thực tập, làm các đề tài tốt nghiệp về đánh giá chất lượng nước kênh Tham Lương, Thị Nghè của Tp.HCM. Hiện trường đang tiếp tục phát triển các đề tài thạc sĩ, tiến sĩ thông qua ứng dụng MobiLab. Ngoài ra, hệ thống còn được đưa xuống Sóc Trăng để kiểm định chất lượng nước ao nuôi cá, quan trắc tại hệ thống xử lý nước thải KCN Hòa Cầm, Đà Nẵng. Thông qua MobiLab, Trường đã tiếp cận được với nhiều công nghệ mới trong việc quan trắc, quản lý nước thải.

Mobilab cũng được sử dụng trong công tác quản lý chất lượng nước thải tại khu công nghiệp và các công ty sản xuất có lượng xả thải lớn, quản lý nước thải tại những khu vực có nguy cơ ô nhiễm hoặc cần được bảo vệ hay tại các vùng nuôi trồng thủy hải sản, các nhà máy xử lý nước. Đây được xem là giải pháp quản lý môi trường đầy triển vọng cho vấn đề nước thải tại các KCN ở Việt Nam.

Nguồn: Cục Công tác phía Nam.